Di tích lịch sử văn hóa đền thờ ông cả Đặng Văn Trước. Thông tin về di tích này cũng như lịch sử hình thành sẽ được Phòng Vé Cáp Treo Núi Bà Đen gửi đến các bạn trong bài viết hôm nay.

Đền thờ ông cả Đặng Văn Trước – mộ ông cả Đặng Văn Trước

như tên gọi mang thuộc tính lưu niệm, gắn liền với cuộc đời hoạt động của ông, trong những năm mở đất và giữ đất cùng với nghĩa binh chiến đấu đầy cam go và ác liệt, đem lại đời sống an cư lạc nghiệp với cơm no áo ấm cho nhân dân.

Địa chỉ: Đền thờ ông cả Đặng Văn Trước tọa lạc tại ấp Lộc Thành, xã Lộc Hưng, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.

Vào năm 1809 làng Bình Tịnh được phong hiệu và đặt tên, là thuộc Tổng Bình Cách Trung, huyện Thuận An, phủ Tây Ninh, đấy là một làng có rất sớm ở Tây Ninh.

Năm 1818 Gia Long thứ 17, sau 9 năm làng Bình Tịnh được phong hiệu có ông trùm Đặng Văn Trước, cùng các ông Trùm Thê, Trùm Mưu, Trùm Vị và một số nhân hào, thần sĩ ở Tổng Dương Hòa, huyện Bình Dương đến làng Bình Tịnh. Họ làm đơn xin nhượng lại một số đất để khai khẩn, lập làng với tên gọi là “Phước Lộc thôn”, rạch Tây Ninh cùng với chợ cũ Tây Ninh cũng ra đời từ đấy.

Lưu dân các nơi tụ về cùng nhau mở đường, đào kênh, lập chợ, biến một vùng đất hoang vu, trở thành một khu vực trù phú về nông nghiệp và phát triển về thương nghiệp, tấp nập trên chợ dưới thuyền, kẻ mua người bán cùng nhau trao đổi sản vật; cùng với nhu cầu phát triển của cư dân, ông mua thêm một phần đất nữa để mở rộng địa giới của Phước Lộc thôn.

Năm 1836 Minh Mạng thứ 17 Phước Lộc thôn đổi thành “Gia Lộc thôn” thuộc Thuận An huyện, Tân An phủ, tỉnh Gia Định (nay thuộc xã Gia Lộc, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh).

Ông Đặng Văn Trước húy hiệu là Đặng Úy Dừa, người huyện An Nam tỉnh Bình Định. Ba anh em theo đoàn người Nam tiến, từ Bình Định vào lập nghiệp ở 3 nơi.

Ông Đặng Văn Trước vào ở Bến Đồn (khoảng giữa Bùng Binh và Hố Bò), Tổng Dương Hòa, huyện Bình Dương, làm chức trùm xâu, sau về Trảng Bàng lập Phước Lộc thôn (nay là xã Gia Lộc, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh).

Đến năm 1822 Minh Mạng thứ 3, ông được phong chức xã trưởng, vì để dân Phước Lộc thôn lập chợ, đào kênh, lấn chiếm ruộng đất sang làng Bình Tịnh, nội vụ được đưa lên Tả Thừa Ty hình phòng xem xét được giải quyết.

Vào thời điểm này, giặc Miên thường hay vượt biên giới sang quấy nhiễu và cướp tài sản của nhân dân, nhưng đều bị ông trùm Đặng Văn Trước và dân binh dẹp tan, vì thế, địa giới của làng và các vùng ông cai quản được mở rộng ra, làng xóm có cuộc sống thanh bình, nhân dân được cuộc sống ấm no, nên ông được phong chức “cả” trong làng.

Năm 1826 Minh Mạng thứ 7 có xảy ra một vụ cướp thuộc địa bàn ông cai quản, đến khi điều tra ông không có liên quan nên xét ông vô tội và được tha. Trên đường đi hầu kiện về gần đến cầu Trường Chừa, ấp Cây Cao vào quán nghỉ chân uống nước thì bị đầu độc chết.

Ông cả Đặng Văn Trước mất ngày 5/3 năm Bính Tuất (1826). Để tưởng nhớ người có công mở đất, đào kênh, lập chợ cùng với nhân dân chống giặc giữ làng, sau khi ông mất nhân dân trong vùng an táng và xây dựng một ngôi mộ tại bùng binh Đôn Thuận. Hàng năm, đêm 11 rạng sáng 12/10 âm lịch, nhân dân địa phương và Kiến họ kéo nhau về tảo mộ và thắp nén hương người có một phần công sức để xây dựng vùng xứ Trảng.

Ngoài ra nhân dân và chính quyền địa phương xây dựng nhiều công trình để tưởng niệm ông như:

– Ngôi đình thần thờ Đặng Văn Trước còn gọi là đình Gia Lộc được sắc phong “Dực bảo trung hưng linh phù chi thần” Bảo Đại thứ 8 ngày 29/8/1933 được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là Di tích Lịch sử – Văn hóa cấp quốc gia tại Quyết định số 3211/QĐ-BT ngày 12/12/1994.

– Đền thờ ông cả Đặng Văn Trước tọa lạc tại Thị trấn Trảng Bàng là nơi lưu giữ gia phả, sắc phong thần của đình Gia Lộc, lễ giỗ tổ được tổ chức hàng năm vào ngày 5 và 6/3 âm lịch.

Đền thờ ông cả Đặng Văn Trước như tên gọi mang thuộc tính lưu niệm, gắn liền với cuộc đời hoạt động của ông, trong những năm mở đất và giữ đất cùng với nghĩa binh chiến đấu đầy cam go và ác liệt, đem lại đời sống an cư lạc nghiệp với cơm no áo ấm cho nhân dân.

Xu thế bảo lưu truyền thống, hiện tượng năng động thể hiện rõ nét, sáng tạo trong cung cách xây dựng, Đền thờ ông cả Đặng Văn Trước, toàn thể khối kiến trúc kiểu chữ Tam gồm tiền sảnh, nhà thờ chính, nhà phụ khép kín trong giản đơn, theo cấu trúc truyền thống Nam bộ.

Trên nền nóc là hình ảnh quen thuộc chủ đề chính vẫn là hình tượng “lưỡng long triều nguyệt”, “lưỡng long triều nậm rượu”, cá vượt vũ môn, long mã, con nghê, được gắn ốp bằng những mảnh gốm sứ nhiều màu sắc, những vật thờ cúng như khám thờ, hoành phi, câu đối, long ngai, hòm đựng sắc phong, tranh chữ, chạm trổ tinh xảo, với sơn son thếp vàng sáng ngời.

Đền thờ ông cả Đặng Văn Trước xây dựng cách nay khoảng 100 năm, đã qua nhiều lần sửa chữa nên hệ thống rường cột, vì kéo, xiên, trính, hiện nay được bảo quản khá tốt do nhân dân và kiến họ Đặng quản lý.

Ngôi đền thờ Đặng Văn Trước được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh theo Quyết định số 179/QĐ-CT ngày 11/8/2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh.

Vậy là bài viết trên đây Vé Cáp Treo Núi Bà Đen đã cung cấp cho bạn thông tin chi tiết và đầy đủ về khu di tích lịch sử đền thờ ông cả Đặng Văn Trước. Nếu thấy hay xin bạn hãy chia sẻ cho bạn bè cùng đọc nhé. Theo dõi và like Fanpage của chúng tôi để không bỏ lỡ những tin bài mới nhất mỗi ngày được cập nhật trên Fanpage.

Phòng Vé Cáp Treo Núi Bà Đen

Hotline: ☎ 03.9850.9850

Website: https://www.vecaptreonuibaden.com

Facebook: Vé Cáp Treo Núi Bà Đen

Xem giá: >> Bảng Giá Vé Cáp Treo Núi Bà Đen

Xem giờ: >> Giờ Hoạt Động Cáp Treo Núi Bà Đen

Khuyến mãi: >> Khuyến Mãi Giá Vé Cáp Treo Núi Bà Đen

Thông tin điểm đến: >> Sun World Ba Den Mountain

5/5 - (5 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

THEO DÕI ĐỂ NHẬN THÔNG TIN NHANH HƠN

close-link

ƯU ĐÃI GIẢM GIÁ

COMBO BUFFET TỪ 800K NAY CHỈ CÒN 700K. COMBO 2 TUYẾN CÁP SAU 17H CHỈ CÒN 200K
Ưu Đãi Hết Hạn trong:
Mã giảm giá ĐÃ ĐƯỢC ÁP DỤNG TỰ ĐỘNG và giảm giá tối đa tới 300K!
close-link
0